Bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành mực in may mặc

Cho đến nay, mực in là một thành phần không thể thiếu trong lịch sử in ấn nói chung và may mặc nói riêng.

 

Có thể nói, “thứ chất lỏng” nhiều màu sắc này chính là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong ngành dệt may thế giới. Trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu đời kéo dài hàng trăm năm, mực in vẫn chiếm một vị thế hết sức quan trong trong lịch sử ngành in ấn của nhân loại.

Quá trình hình thành ngành mực in 

Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Mực in được người Ai Cập và Trung Quốc – hai nền văn minh Sông Hằng sông Ấn nổi danh đưa vào sử dụng. Trước hết, họ sử dụng muội than và nhựa thông cùng các chế phẩm tạo nên hỗn hợp dạng sệt. Sau khi phơi khô và lưu trữ thành các thanh khô, khi sử dụng, người ta chỉ cần hoà với nước.

Trong lịch sử, Người Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát minh ra in ấn. Cùng sử dụng muội than, nhưng khác với người Ai Cập, họ sử dụng thêm hỗn hợp đất kết hợp nhựa thông tạo nên chất kết dính. Đây là loại mực in được tạo ra sau thứ mực thanh khoảng 3000 năm.

Năm 1440, người ta chế tạo ra chiếc máy in đầu tiên, mực in lúc này được hoà thêm dầu lanh hoặc varnish (loại nguyên liệu tạo nên màu mực đen).

Đến năm 1772, những thanh mực in màu đầu tiên được đưa vào sử dụng rộng rãi trong tất cả ngành nghề liên quan đến in ấn.

Ứng dụng mực in (lụa) trong ngành may mặc

Mực in ngày nay được tạo thành từ bột màu cộng với chất liên kết, dung môi và đa dạng các loại phụ gia như tác nhân làm khô, hay tác nhân keo tụ. Nhưng trong in lụa may mặc, mực in lại được chia làm 3 loại sau.

Mực UV

Là một loại mực in gốc dầu, muốn để mực bám dính (chết mực) thì phải sử dụng tia UV. Đây là một trong những khác biệt của loại mực này. Với đặc trưng độ bám cực kì tốt, mực UV có thể in trên rất nhiều loại vải hay chất liệu khác nhau.

 

Người trong nghề có thể nhận định hoặc kiểm chứng chất lượng khi quan sát trực tiếp thành phẩm sau khi in. Bởi đây là loại mực có độ trong suốt đặc trưng. Khi khách hàng muốn đặt hàng mẫu mã được in bóng, in mờ trên bề mặt thành phẩm, nhân viên sẽ tư vấn cho họ loại mực UV này.

Mực in lụa gốc nước

Thông thường, với các sản phẩm áo thun, áo đá banh người ta sẽ lựa chọn loại mực in gốc nước.

 

Ưu điểm: Mực in lụa gốc nước khá thân thiện với môi trường, thích hợp in lên sản phẩm quần áo cho trẻ em, mực in khi thấm vào vải có cảm giác nhẹ nhàng, chất vải sau khi in tạo cho người mặc cảm giác cổ điển, mực gốc nước có độ bám cao, chất lượng in bền không bị nứt và tróc sau nhiều lần giặt.

 

Nhược điểm: in bằng mực gốc nước có màu sắc không được sống động tạo vẻ bạc và cũ kỹ nên nhiều người không thích, không dùng được trên các loại vải tối màu, dễ in bị sai lệch màu sắc.

Không in được trên chất liệu vải nylon, 100% vải polyester.

Mực in lụa gốc dầu

Cái tên đã nói lên tất cả, mực gốc dầu được tạo thành từ các thành phần gốc dầu có trong dầu mỏ.

Bạn có thể ngửi để biết được loại mực nào là gốc dầu hay gốc nước. Có thêm một vấn đề nữa, trong quá trình in ấn lên áo hoặc các sản phẩm khác, người ta sẽ sử dụng dung môi dầu để pha chế thêm.

 

Nếu như mực gốc nước an toàn, thân thiện thì mực gốc dầu lại khá độc hại. Độ độc lại của mực gốc dầu được phân chia theo từng mức độ như không có chì , không kim loại nặng, không fomandehyde, không phthalete,…Tùy thuộc vào những tiêu chuẩn an toàn riêng để giúp bảo vệ người sử dụng, thường xuyên tiếp xúc với chúng.