Rộp chân khi chạy bộ và hướng xử lý nhanh nhất cho bạn

Chạy bộ là môn thể thao rất tốt cho sức khoẻ nhưng kèm theo đó là những cơn đau nhức do sự ma sát liên tục giữa giày và da chân. Thường gặp nhất là rộp chân khi chạy, đây là tình trạng mà người mới sẽ rất dễ gặp. Vậy nguyên nhân do đâu và giải pháp như thế nào? Cùng Saigon Uniform tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

>> Tìm hiểu thêm: Các chân thương phổ biến khi chạy bộ 

 

Nguyên nhân nào khiến bạn gặp tình trạng rộp chân khi chạy?

Lý do chính khiến bạn bị phồng rộp khi chạy thường là do sự ma sát liên tục giữa da chân và giày hoặc tất. Ma sát này làm cho lớp da bên ngoài bị tổn thương và tạo ra mụn nước, từ đó hình thành các vết phồng rộp. Các yếu tố chính góp phần vào tình trạng này bao gồm:

  • Sự ma sát giữa da và giày hoặc tất: Nếu giày hoặc tất không vừa vặn, chúng có thể cọ xát liên tục vào da chân, gây ra mụn nước và phồng rộp.

 

Rộp chân khi chạy bộ

  • Giày không vừa vặn: Giày quá chật hoặc quá rộng có thể gây áp lực không đều trên các điểm khác nhau của bàn chân, dẫn đến ma sát và mụn nước.
  • Tất không phù hợp: Tất quá chật hoặc quá rộng, hoặc chất liệu không phù hợp có thể làm tăng ma sát và dẫn đến phồng rộp.
  • Độ ẩm của da chân: Da chân quá ẩm (do mồ hôi) hoặc quá khô có thể làm tăng nguy cơ bị phồng rộp. Da mềm do độ ẩm dễ bị tổn thương hơn, trong khi da khô có thể bị nứt và gây phồng rộp.

Sơ cứu khi bị rộp chân

Đối với việc điều trị vết phồng rộp do chạy, việc xử lý đúng cách rất quan trọng để tránh nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng. Đây là một số điểm cần lưu ý thêm:

  • Làm sạch và khử trùng: Sử dụng nước ấm, nước sạch để làm sạch vùng da bị phồng trước khi bôi thuốc kháng khuẩn. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không cạy vết phồng: Nếu vết phồng có bọng nước, không nên tự ý cạy hoặc bơm vết phồng, rất có thể dẫn đến nhiễm trùng. Chỉ nên làm thủng vết phồng bằng kim tiêm y tế đã được khử trùng khi thực sự cần thiết và nếu bạn có kinh nghiệm.

 

Cách sơ cứu rộp chân khi chạy bộ

 

  • Băng vết phồng: Sử dụng băng gạc y tế để bảo vệ vết phồng, tránh cọ sát và bảo vệ vết phồng khỏi bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Giữ khô ráo và thoáng mát: Sau khi điều trị, giữ cho vùng da khô ráo và thoáng mát. Tránh mặc giày hoặc đồ bảo hộ gây áp lực lên vùng da bị phồng trong thời gian vết phồng đang lành.
  • Theo dõi tình trạng vết phồng: Nếu vết phồng không cải thiện, có dấu hiệu nhiễm trùng (như đỏ, sưng, hoặc mủ), hoặc gây đau đớn nghiêm trọng, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ.

Mách bạn một số cách làm giảm tình trạng rộp chân khi chạy bộ cực hiệu quả

Sử dụng nha đam khi rộp chân

Nha đam, hay còn gọi là lô hội, là một giải pháp hiệu quả để làm dịu và giảm sưng phồng chân sau khi chạy bộ. Với các đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và làm mềm da, nha đam có thể giúp giảm nhanh chóng tình trạng sưng và đau.

 

Sử dụng nha đam khi chân bị rộp do chạy bộ

 

Để sử dụng nha đam, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau: lấy một lá nha đam tươi, rửa sạch và cắt để lấy phần gel bên trong. Gel nha đam có khả năng làm dịu và giảm sưng hiệu quả. Thoa một lớp gel lên vùng chân bị phồng và massage nhẹ nhàng trong khoảng 10-15 phút. Để gel thẩm thấu vào da và phát huy tác dụng tối đa, bạn có thể để gel khô tự nhiên hoặc rửa lại sau một thời gian.

Bên cạnh việc giảm sưng, nha đam còn giúp giữ ẩm cho da chân, làm cho da mềm mại và ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ do khô da. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện phương pháp này 2-3 lần mỗi ngày trong 3-4 ngày. Bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt trong tình trạng chân của mình.

Giấm táo trị rộp chân

Giấm táo là một sản phẩm tự nhiên rất hữu ích trong việc giảm sưng và làm dịu chân khi chạy bộ. Nhờ vào tính axit tự nhiên của nó, giấm táo có khả năng làm giảm viêm, kháng khuẩn và làm sạch da, đồng thời giúp cân bằng độ pH của da, từ đó giảm nguy cơ phồng chân.

 

Giấm táo giúp trị rộp chân hiệu quả

 

Tuy nhiên, giấm táo có tính axit, vì vậy nếu da chân bạn nhạy cảm hoặc có tổn thương, hãy thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng rộng rãi. Nếu có dấu hiệu nổi mẩn, ngứa hoặc kích ứng, hãy ngừng sử dụng ngay và tìm phương pháp khác để trị phồng chân.

Bạn có thể dùng giấm táo bằng cách nhúng một miếng bông cotton vào giấm táo và nhẹ nhàng lau lên các khu vực bị ảnh hưởng. Để giấm táo tự khô. Bạn có thể pha loãng giấm táo với nước trước khi sử dụng để giảm độ axit.

Hoặc bạn có thể trộn 1/2 thìa cà phê hành tây xay nhuyễn với 1 muỗng cà phê giấm táo. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị phồng, để khô và sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Thực hiện một trong hai phương pháp trên 2 lần mỗi ngày liên tục trong vài ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng trà xanh như một loại thảo dược

Trà xanh, với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, mang lại nhiều lợi ích trong việc giảm sưng và làm dịu chân khi chạy bộ. Chất polyphenol trong trà xanh có khả năng giảm viêm và làm mát vùng da bị sưng.

 

Sử dụng trà xanh trị rộp chân như một loại thảo dược

 

Để tận dụng các lợi ích của trà xanh, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Ngâm chân trong trà xanh:

  • Pha một tách trà xanh nguyên chất và để nguội.
  • Ngâm chân vào nước trà đã nguội trong khoảng 15-20 phút. Trà xanh không chỉ giúp giảm sưng mà còn làm dịu và làm mát da chân.

Sử dụng túi trà xanh:

  • Để trà xanh nguội và đặt túi trà lên vùng chân bị phồng.
  • Giữ túi trà trên da trong khoảng 10-15 phút. Việc này giúp tận dụng trực tiếp các chất chống viêm trong trà xanh.
  • Lặp lại một trong hai phương pháp trên 4-5 lần mỗi ngày trong vài ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Chất chống oxy hóa trong trà xanh cũng hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi tế bào da, giúp da chân khỏe mạnh và nhanh chóng phục hồi sau khi chạy bộ.

Muối Epsom có công dụng giảm tình trạng rộp chân khi chạy

Muối Epsom, hay còn gọi là muối magie, là một giải pháp hiệu quả để giảm sưng và làm thư giãn cơ bắp sau khi chạy bộ. Với thành phần magie và sulfate, muối Epsom có khả năng thẩm thấu vào da, tăng cường tuần hoàn máu, giảm sưng và làm dịu cơ bắp căng thẳng.

 

Muối epsom giúp giảm tình trạng bị rộp chân nhanh chóng

 

Muối Epsom còn giúp hút nước và tạp chất từ da, làm sạch và tái tạo da chân. Nó cũng có tác dụng làm mềm da và giảm ngứa nếu da chân bạn có tổn thương.

Cách sử dụng muối Epsom để trị phồng chân: Chuẩn bị một thau nước ấm, cho một lượng vừa khoảng 2 -3 muỗng muối Epsom vào, ngâm cho muối tan. Khi muối đã hoà tan thì ngâm chân vào thư giãn khoảng 20 phút.

Muối Epsom sẽ thẩm thấu vào da, giúp giảm sưng và thư giãn cơ bắp. Bạn có thể thực hiện phương pháp này 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngâm chân với tinh dầu trà xanh

Tinh dầu trà xanh, nổi bật với các đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu, là một phương pháp hiệu quả để giảm tình trạng sưng phồng ở chân sau khi chạy bộ. Với hàm lượng chất chống oxi hóa và polyphenol cao, tinh dầu trà xanh hỗ trợ giảm viêm, làm dịu và làm mờ các vết sưng phồng trên chân.

 

Ngâm chân với tinh dầu trà xanh giảm tình trạng rộp chân

 

Để sử dụng tinh dầu trà xanh cho việc trị sưng phồng chân, bạn chỉ cần sử dụng tinh dầu trà xanh cho vào nước ấm để ngâm chân. Tinh dầu sẽ thẩm thấu vào da, giúp giảm sưng và mang lại cảm giác thư giãn cho đôi chân.

Một cách khác là dùng để thoa lên vùng chân bị rộp bằng cách pha với nước theo tỉ lệ 1:3. Dùng một miếng bông thấm hỗn hợp và thoa lên các vùng bị ảnh hưởng, giữ khoảng 10 phút trước khi rửa qua bằng nước sạch. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để tinh dầu thẩm thấu sâu vào da và phát huy hiệu quả làm dịu tối ưu.

 

Saigon Uniform – Nhà sản xuất áo giải marathon hàng đầu tại Việt Nam 

Saigon Uniform – Đơn vị đồng hành cùng các giải chạy half marathon, full marathon chuyên nghiệp. Liên hệ email [email protected] để hợp tác cùng chúng tôi.