Vải lycra là gì? Tổng hợp đặc điểm của vải.

Vải lycra là loại vải có giá thành khá cao, tất nhiên đi kèm là những đặc điểm tốt như co giãn, giữ nhiệt và độ bền tốt. Trong bài viết này, Saigon Uniform và các bạn sẽ cùng khám phá về loại vải này để biết thêm thông tin nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Chất liệu vải poplin đặc biệt.

 

Lycra là loại vải như thế nào?

Vải lycra là một loại vải polyme tổng hợp có khả năng co giãn vô cùng cao (lên đến gấp 8 lần so với hình dạng ban đầu) và khả năng chịu nhiệt tốt. Cấu trúc của vải lycra được hình thành từ các chuỗi monome dài, được kết nối với nhau thông qua một loại axit đặc biệt.

Chất liệu vải lycra

Trong khi có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của vải lycra, thực tế là loại vải này xuất phát từ sợi spandex, được Joseph Shivers phát minh và được Supont (Mỹ) sử dụng. Mặc dù cả lycra, spandex và elastane đều thuộc loại sợi tổng hợp, nhưng vải lycra được đánh giá cao hơn nhiều về độ bền và độ co giãn.

Vải lycra không chỉ có độ bền và độ co giãn vượt trội so với các loại vải truyền thống, mà còn có khả năng chống ẩm, mốc, và vi khuẩn ngay cả trong điều kiện ẩm ướt và nóng bức nhất. Do đặc tính này, nhiều hãng thời trang hiện nay rất ưa chuộng sử dụng lycra, mặc dù giá thành của loại vải này tương đối cao.

Về ưu và nhược điểm của vải lycra

Vải lycra được xem là một loại vải vượt trội so với các sợi tổng hợp truyền thống. Tuy nhiên, như mọi chất liệu khác, sợi lycra cũng có những ưu và nhược điểm riêng.

Ưu điểm của vải lycra

  • Co giãn tốt là một ưu điểm lớn của vải lycra. Khả năng co giãn gấp 8 lần so với hình dạng ban đầu giúp cho các sản phẩm từ vải này mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Với chỉ khoảng 10% lycra, vải đã có thể gấp đôi độ co giãn. 
  • Bề mặt mềm mại của vải lycra giúp quần áo ôm vừa vặn và tôn lên đường cong của người mặc. Đồng thời, vải lycra cũng có độ bền cao hơn nhiều so với các loại vải truyền thống khác.
  • Vải lycra chịu nhiệt tốt hơn các loại vải khác, là lựa chọn lý tưởng cho những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nó có thể mất độ co giãn nếu phải chịu nhiệt độ cao và không nên ủi quá thường xuyên.
  • Sợi lycra có thể kết hợp với các loại vải khác như cotton, thun lạnh, polyester, nylon… để tăng độ co giãn cho sản phẩm.

Ưu điểm của vải lycra

 

Nhược điểm của vải lycra

  • Không có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, có thể gây khó chịu khi mặc trong thời gian dài.
  • Giá thành cao hơn so với các loại vải truyền thống do quy trình sản xuất phức tạp. Đặc biệt, nếu tỷ lệ lycra trong sản phẩm càng cao, thì giá càng tăng.
  • Khó phân hủy và có thể gây hại cho môi trường nếu sản xuất với số lượng lớn.
  • Dễ hỏng khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, đặc biệt là các chất có độ pH cao.

Tìm hiểu về quy trình sản xuất vải lycra

So với vải thông thường, vải lycra có giá cả cao hơn một phần cũng do quy trình sản xuất phức tạp hơn. Loại vải này được tạo thành từ các nguyên liệu tổng hợp trong phòng thí nghiệm, không giống như các loại vải tổng hợp khác thường được sản xuất thông qua một trong bốn phương pháp: đùn ép nóng chảy, kéo sợi khô, kéo sợi ướt hoặc kéo sợi phản ứng. Tuy nhiên thì vải lycra được sản xuất bằng phương pháp kéo sợi khô. 

Quy trình sản xuất vải lycra

Quá trình sản xuất loại vải này đòi hỏi nhiều bước công phu. Ban đầu, các chuyên gia sẽ pha trộn macroglycol và một monomer diisocyanat để tạo ra chất tiền trùng hợp prepolymer, là thành phần cơ bản của vải lycra. Sau đó, chất tiền trùng hợp này sẽ được xử lý với axit amine thông qua một chuỗi phản ứng dây chuyền để tạo thành một hợp chất nhớt và đặc. Hợp chất này sau đó sẽ được pha loãng bằng cách kết hợp với dung môi.

Tiếp theo, dung dịch hỗn hợp này sẽ được đưa vào máy bơm chuyên dụng, đi qua một thiết bị gọi là spinneret và được phun thành các dòng dung dịch nhỏ hơn. Các dòng dung dịch nhỏ này sẽ tiếp xúc với khí nitơ và dung môi được làm nóng trước đó để chuyển sang trạng thái rắn. Sau đó, các sợi sẽ được đưa vào thiết bị nén bằng khí để tạo thành các sợi sợi có độ dài và kích thước khác nhau nhằm tăng độ bền.

Trước khi chuyển đến các nhà máy dệt, các sợi này sẽ được xử lý bằng magie stearat để hoàn thiện vải.

Những loại vải lycra phổ biến

Ngoài vải lycra nguyên bản, sợi lycra cũng được kết hợp với nhiều loại sợi vải khác nhau để tạo ra các chất liệu đa dạng. Các chất liệu này có điểm chung là khả năng co giãn tốt cùng với một số ưu điểm khác tùy thuộc vào loại sợi vải được kết hợp. Dưới đây là một số loại vải lycra cơ bản hiện có trên thị trường:

Những chất liệu vải lycra phổ biến

Vải cotton lycra

Vải cotton lycra được tạo ra từ sợi cotton và sợi spandex, với đặc điểm độ bền cao, không co rút và ít nhăn. Nhờ việc kết hợp với sợi cotton, loại vải này có khả năng thấm hút mồ hôi tốt hơn so với lycra nguyên bản, phù hợp để mặc trong mùa hè. Ngoài ra, nó cũng dễ giặt giũ và bảo quản. Vải cotton lycra thường được sử dụng rộng rãi trong sản xuất quần áo thể thao.

Vải nylon lycra

Vải nylon lycra được làm từ sợi spandex và sợi nylon, có đặc điểm mịn màng, nhẹ nhàng, mềm mại, với bề mặt vải sáng bóng. Loại vải này có tính thẩm mỹ cao nên thường được sử dụng để may quần áo. Ngoài ra, vải nylon lycra cũng được sử dụng trong may túi xách, ga trải giường, ghế sofa và các sản phẩm khác.

Vải len lycra

Len lycra là sự kết hợp giữa sợi thun và len, có khả năng cách nhiệt tốt, ít co rút, đàn hồi cao và vẫn giữ được độ cứng vừa phải. Với những đặc điểm này, vải len lycra thường được sử dụng nhiều vào mùa đông để may áo khoác hoặc vest lịch lãm.

Vải lycra và ứng dụng trong cuộc sống quanh ta

Vải lycra không chỉ được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc mà còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Trong lĩnh vực y tế, chất liệu tương tự lycra thường được sử dụng để làm nẹp lưng, nẹp gối, ống phẫu thuật. Trong ngành điện ảnh, vải lycra thường được dùng để may các bộ trang phục co giãn, ôm sát cơ thể cho diễn viên mặc, tạo thành trang phục 3D trong khâu hậu kỳ.

Trong ngành may mặc, vải lycra hiếm khi được sử dụng nguyên bản để may quần áo, thay vào đó thường được kết hợp với các chất liệu khác với tỷ lệ nhất định để tăng độ co giãn. Các loại chất liệu không chứa lycra thường được sử dụng để may đồ lót, áo thun, áo đồng phục, áo khoác, quần legging và nhiều loại trang phục khác đòi hỏi độ đàn hồi và ôm sát cơ thể.

Vải lycra và ứng dụng trong may mặc

Ngoài ra, vải lycra còn được sử dụng để may các cạp quần, đặc biệt là cạp quần thể thao để người mặc có thể vận động linh hoạt và thoải mái hơn. Loại vải này cũng được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất các loại tất.

>>> Đọc thêm: Vải Jersey và ưu điểm tuyệt vời của nó. 

Lưu ý trong quá trình vệ sinh và bảo quản vải lycra

  • Để bảo vệ độ co giãn của vải lycra, bạn nên giặt bằng tay hoặc sử dụng máy giặt ở chế độ nhẹ. Tránh sử dụng chế độ giặt mạnh hoặc giặt nóng quá.
  • Chọn bột giặt dành cho vải nhạy cảm và tránh sử dụng chất tẩy mạnh có thể làm hỏng chất lycra.
  • Chất tẩy và chất làm mềm có thể làm giảm độ co giãn của vải lycra, nên hạn chế sử dụng chúng.
  • Luôn giặt vải lycra theo chiều ngược và tách riêng với các loại vải khác để tránh việc màu sắc trộn lẫn. Điều này giúp giữ cho màu sắc và độ co giãn của vải được bảo toàn.
  • Không nên sử dụng bàn là ở nhiệt độ cao trực tiếp lên vải lycra, vì điều này có thể làm hỏng chất lycra và làm mất độ co giãn.
  • Sau khi giặt, nên phơi vải lycra ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để tránh làm mất màu và làm hỏng chất lycra.
  • Tránh tiếp xúc với vật nhọn có thể làm rách hoặc làm hỏng sợi lycra. Đồng thời, tránh kéo vải quá mạnh để không làm mất độ co giãn.
  • Đảm bảo vải lycra hoàn toàn khô trước khi gấp và bảo quản để tránh vi khuẩn và mốc phát triển.