Tham khảo cách may đồng phục phù hợp cho ngành công nghiệp

Đồng phục của ngành công nghiệp không chỉ là trang phục đáp ứng được yêu cầu ngành nghề. Hơn thế, có nhiều yêu cầu được đặt ra trong việc lựa chọn đồng phục cho một công ty/ thương hiệu.

Vậy việc lựa chọn may đồng phục trong lĩnh vực này đã thay đổi như thế nào. Hãy cùng Saigon Uniform tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

I/ Đồng phục ngành cơ khí và chế tạo

 

Hình ảnh : Đồng phục ngành cơ khí điện tử

Bộ đồng phục của các công nhân cơ khí phải có độ rộng độ dài để tạo được sự thoải mái nhất cho người sử dụng.

Đồng thời, đồng phục cho ngành nghề này cũng không nên quá rườm rà vì dễ ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

Màu sắc của đồng phục này thường theo màu sắc chủ đạo của doanh nghiệp, nhưng sẽ có những màu chủ yếu như màu xanh dương xám…tạo cảm giác nhẹ nhàng cho người mặc.

 

Hình ảnh : Đồng phục ngành công nghiệp

Chất liệu vải đóng vai trò vô cùng quan trọng để có được bộ đồng phục cho dân cơ khí hoàn hảo nhất. Do môi trường khá khắc nghiệt thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị máy móc nên vải phải có độ dày khá lớn, có độ mịn cao và ít xù lông.

Bên cạnh đó, vải cũng cần phải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, hút ẩm cao, giặt không bị nhăn nhúm và một yêu cầu không thể thiếu là khi giặt phải mau khô. Các loại vải sau thường được sử dụng:

Vải kaki liên doanh: ưu điểm không bị xù lông, bạc màu trong thời gian dài, mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái không bị gò bó khó khăn.

Tuy có khả năng thấm hút mồ hôi không bằng ½ vải Pang-rim nhưng giá thành không cao nên nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn loại vải này.

Vải kaki Nam Định: Rất phổ biến cho đồng phục ở miền Bắc, loại vải này có ưu điểm độ bền cao, chất vải dày, cầm màu tốt, giá cả phải chăng nên được sử dụng rất nhiều để may các loại áo bảo hộ lao động.

Vải kaki Thành Công: Ngược lại với Kaki Nam Định, Kaki Thành Công với tỉ lệ 83% cotton, 17% PE lại được sử dụng nhiều ở khu vực phía Nam. Đây là loại vải được sản xuất bởi một đơn vị dệt may uy tín và lâu đời tại TPHCM.

Vải cũng được đánh giá rất tốt bởi độ bền, độ dày cao, không xù lông, không ra màu, mình vải cứng. Tuy nhiên, về cảm quan nhìn bộ đồng phục được may bằng loại vải này hơi thô không được đẹp như vải Kaki 65/35.

Đây là loại vải được ưa chuộng khi may đồng phục cao cấp cho công nhân cơ khí, kỹ sư, chuyên viên, kỹ thuật viên.

Vải kaki 65/35: Có tỉ lệ 65% cotton và 35% PE, loại vải này đang là được sử dụng phổ biến để may đồng phục bảo hộ.

Thâm hút mồ hôi tốt, độ bền khoảng 1.5 năm vải đẹp. Bên cạnh đó, tuy có chất lượng trung bình nhưng giá cả rất hợp lý nên cũng thường được sử dụng cho đồng phục cơ khí.

>>> Thảm khảo đồng phục đồng phục phù hợp cho doanh nghiệp

II/ Đồng phục ngành điện tử

Tiêu chí thiết kế là mềm mại, mịn màng, không bị xù lông, sổ chỉ và các chi tiết cúc áo, túi áo, cổ tay có đầy đủ.

Đồng thời màu chủ đạo của ngành điện tử thường là màu vàng cam. Việc lựa chọn màu sắc không phải ngẫu nhiên, mặc dù rất nhiều người làm việc trong ngành điện tử phàn nàn rằng màu vàng cam sáng chói mang lại cảm giác nóng bức.

Màu sắc này giúp cho những người lao động dễ dàng được nhận ra khi ở những vị trí cách xa như cột điện.

Màu sắc nổi bật còn có ý nghĩa cảnh báo nguy hiểm, giúp họ nổi bật. Nhiều doanh nghiệp còn trang bị thêm áo phản quang để đảm bảo được sự an toàn khi lao động vào ban đêm.

Do đó, màu cam gần như đại diện cho những người làm trong lĩnh vực điện tử.

 

Hình ảnh : Đồng phục ngành điện lực

Chất liệu thường được sử dụng cho đồng phục bảo hộ ngành này là Kaki Liên Doanh vì rất bền bỉ, chắc chắn, chống nắng nóng, bụi bẩn và chống tĩnh điện khá tốt.

Ngoài ra một loại vải khác cũng được sử dụng là Pang-rim Hàn Quốc có khả năng chống tia UV tốt, thấm hút mồ hôi cơ thể nhanh chóng, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc.

Nếu các loại vải Kaki sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị phai hoặc nhạt màu thì Pang-rim Hàn Quốc lại gần như ngược lại.

Càng sử dụng lại càng sáng bóng hơn nhưng giá thành lại cao hơn Kaki Liên Doanh rất nhiều.

 

Hình ảnh : đồng phục ngành điện tử nam

III/ Đồng phục ngành hóa chất cao su và nhựa.

Làm việc trong ngành này sẽ có nguy cơ nhiễm độc và nhiễm hóa chất rất cao nên việc lựa chọn đồng phục phải thật sự cẩn thận.

Có thể nói đồng phục bảo hộ cho người lao động trong ngành này được ví von như chiếc áo giáp.

 

Hình ảnh : Đồng phục chống hóa chất

Việc mặc quần áo bảo hộ là điều bắt buộc trong ngành công nghiệp liên quan tới hóa chất.

Doanh nghiệp cần ưu ái các loại vải có tính năng đặc biệt như chống hay tối thiểu là chịu được sự tác động của hóa chất, nước. Vải vinyl tráng cao su chống thấm là sự lựa chọn khá lý tưởng.

Vinyl là vật liệu dẻo được làm từ nhựa nguyên sinh có độ dẻo dai, chịu lực tốt, cực kỳ bền với thời gian.

Đặc điểm nổi bật là chất vải này có khả năng chống được hóa chất nên đảm bảo được an toàn cho người lao động.

Chất vải này cũng không thấm nước, có thể tẩy rửa sau mỗi ngày làm việc rất đơn giản. Ngoài ra còn được tráng thêm lớp cao su non bên ngoài, tăng thêm độ bền vững và khả năng chống hóa chất của sản phẩm.

Đây chính là loại vải được sử dụng nhiều nhất để may đồng phục bảo hộ ngành hóa chất

 

Hình ảnh : Đồng phục ngành cao su

Ngoài ra, để may các đồng phục cao cấp hơn cho ngành hóa chất để có khả năng chống nước, chống hóa chất, chống thẩm thấu ngược giúp bảo vệ người lao động an toàn hơn.

Với thiết kế đặc biệt chất vải Tyvek ngăn không cho hóa chất thấm vào trong nhưng vẫn giúp thoát mồ hôi ra bên ngoài, giúp người mặc có sự thông thoáng.

Ngoài ra chất vải này còn chống sự xâm nhập của các vi sinh vật, chất liệu an toàn không gây dị ứng da.

Đặc biệt độ bền cao, khả năng chịu được va chạm, ít mài mòn giúp sản phẩm được bền đẹp và tiện dụng vô cùng đối với người lao động trong ngành hóa chất.

 

Hình ảnh : Đồng phục quần áo bảo hộ lao động

 

Ngoài quần áo và mũ, bảo hộ lao động phục vụ những người hoạt động trong ngành hóa chất còn có nhiều chi tiết, vật dụng khác như mặt nạ phòng độc, găng tay cũng là một vật không thể thiếu.

 

 

Thường thì đồng phục bảo hộ lao động cho ngành hóa chất sẽ không ôm khít cơ thể. Chính vì vậy, cần lựa chọn size vừa phải để mang lại sự gọn gàng, tiện dụng, ngăn chặn các nguy cơ gây đổ, vỡ…

Tẩy xạ là một công việc vô cùng quan trọng và cần thiết sau mỗi ngày làm việc trong môi trường hóa chất. Bạn cần đảm bảo thực hiện đều đặn để trang phục của nhân viên luôn được sạch sẽ vô trùng.

 

Hình ảnh : Đồng phục ngành cao su 2

Trên đây là những điều cơ bản về đồng phục bảo hộ cho ngành công nghiệp. Hi vọng với bài viết ngắn ngủi sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Để biết thêm về đồng phục của các ngành nghề khác vui lòng đọc các bài viết dưới đây hoặc truy cập vào website saigonuniform.com

 

Xem thêm : Top công ty may đồng phục bảo hộ uy tín chất lượng nhất TP.HCM

Xem thêm : Công ty may đồng phục bảo hộ uy tín nhất Việt Nam

Xem thêm : Công ty may áo sơ mi đồng phục đẹp nhất TP.HCM