Vải sợi nhân tạo là gì? Đặc điểm của vải sợi nhân tạo

 

Nhu cầu may mặc nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung ngày càng lớn, tỉ lệ thuận với sự gia tăng dân số ngày càng đông. 

Điều đó trở thành vấn đề đối với các nhà khoa học, trong khi các sợi vải thiên nhiên không đáp ứng đủ các yêu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và phức tạp. Sự ra đời các sợi vải nhân tạo đã giải quyết hầu hết các vấn đề được đặt ra nêu trên. 

Vậy vải sợi nhân tạo là gì? Đặc điểm ra sao? Hãy cùng Saigon Uniform tìm hiểu thông qua bài viết tổng quan dưới đây nhé! 

 

Vải sợi nhân tạo là gì?

 

Vải sợi nhân tạo là gì?

Sợi nhân tạo chính là loại sợi tổng hợp được tạo ra từ các phản ứng hoá học, sản xuất ra nhằm tạo sự đa dạng về nguyên liệu và giá cả, đáp ứng đủ nguồn cung cho các ngành công nghiệp. 

Khác với vải sợi tự nhiên với chi phí sản xuất và giá thành khá cao thì vải sợi nhân tạo có chi phí sản xuất và giá thành rẻ, cùng với sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng.

 

Vải sợi nhân tạo tổng hợp

   >>> Xem thêm: Vải nylon là gì? Tổng hợp đặc điểm của vải nylon

 

Tính chất của vải sợi nhân tạo

Tuỳ vào từng loại vải , quá trình nhân tạo hoá học sẽ diễn ra khác nhau. Từ đó các loại vải nhân tạo khác nhau sẽ có các ưu – nhược điểm riêng. 

Cùng Saigon Uniform điểm mặt các loại vải nhân tạo phổ biến nhất trong ngành công nghiệp dệt may cùng các đặc điểm riêng của từng loại nhé:

 

Các loại vải sợi nhân tạo trên thị trường hiện nay

Vải sợi nhân tạo PU

Vải Polyurethane là tên đầy đủ của vải PU, là một loại vật liệu nhân tạo từ một hoặc nhiều lớp polyme kết nối với nhau bằng các liên kết urethane. Lớp nền vải dệt thoi hoặc không dệt như polyester hoặc da xay,… 

Là một loại vải giả da do lớp sơn PU được phủ lên bề mặt, điều này làm cho vải ít hư tổn khi tiếp xúc với nước. Bên cạnh đó với khối lượng nhẹ cùng độ đàn hồi linh hoạt cho chúng ta cảm giác chân thật khi tiếp xúc.

 

Vải sợi nhân tạo tổng hợp

 

Với khả năng giữ nếp và chống mài mòn, dễ dàng giặt máy mà không lo bị hư tổn nhiều, vải sợi PU rất thích hợp cho may mặc trang phục quần áo công nhân, áo mưa,.. Đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong thể thao như sử dụng làm bóng đá, ván lướt,…

Tuy nhiên, vải da PU cơ bản vẫn là hợp chất nhân tạo nên sẽ hư tổn, bong tróc theo thời gian, khả năng thoát hơi kém. Chính vì thế, vải tạo cảm giác không thoải mái khi sử dụng. Đó là điểm trừ của loại vải này mà người tiêu dùng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

 

Vải sợi nhân tạo PE

Vải sợi PE là tên viết tắt của Polyester được chế tạo từ phản ứng hoá học trùng hợp 4 dạng sợi cơ bản là sợi xơ, sợi thô, sợi Fiberfill và sợi Filament. Được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc, các sản phẩm ga, gối, chăn, đệm. 

 

Vải sợi nhân tạo PE may ga gối

 

Về ưu điểm của loại vải này phải kể đến như:

Khả năng kháng nước do tính hút ẩm kém, dễ dàng cho công đoạn gia công phủ màu mà không lo hư tổn cũng như phai màu theo thời gian. 

Khả năng chống nhăn, có thể giặt máy mà không lo sợ vải biến dạng, mất form ban đầu. 

 

Một đặc điểm nữa là vải sợi PE có khả năng giữ màu rất tốt nên không thể bỏ qua khả năng nhuộm màu, thứ quyết định tính thẩm mỹ của sản phẩm, tạo sự bắt mắt trước khách hàng. 

 

Dù có nhiều đặc tính tốt nhưng vải sợi PE cũng có những nhược điểm mà các nhà sản xuất cần quan tâm. Vải dày và nặng, do tính hút ẩm kém nên trong quá trình mặc sẽ khá bí và ẩm ướt nếu như hoạt động với tần suất cao ngoài trời, tạo cảm giác không mấy dễ chịu cho người tiêu dùng.

 

Vải sợi nhân tạo PA

Vải PA hay còn gọi là Nilon được chế tạo từ những nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt, là nguyên liệu để sử dụng may áo lót, dệt lụa nylon, may tất,..

Ưu điểm nổi bật của vải sợi PA là khối lượng nhẹ, khó bắt bụi nên độ bền rất cao. Thời hạn sử dụng lâu mà không lo phai màu hoặc biến dạng. Độ đàn hồi tốt chính là điểm cộng lớn khi trong quá trình sử dụng ít bị bung, nhăn vải.

 

Giống như đa số sợi vải nhân tạo khác, khả năng thấm hút của vải sợi PA kém. Dẫn đến ảm giác khó chịu khi mặc trong thời gian dài. Khả năng chịu nhiệt kém nên người tiêu dùng cần chú ý khi phơi dưới tiết trời nắng gắt. Nếu nhiệt độ quá cao trong khi là ủi cũng có thể gây biến dạng cho vải, sợi vải sẽ co và mềm dưới nhiệt độ >150 độ C.

 

Vải sợi nhân tạo PVA

PVA viết tắt của Polyvinyl Alcohol Fiber với thành phần chính là polyvinyl alcohol dạng thô được kéo thành sợi. Với khả năng co giãn thấp, chịu được thời tiết nắng nóng, chống ăn mòn, chống thấm,… Vải được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp xây dựng.

Nhược điểm của sợi PAV là khả năng thấm hút, thoát khí kém, khô nóng.

 

Vải sợi nhân tạo PAC

Sợi vải PAC là vải sợi nhân tạo được sử dụng để tạo nên nguyên liệu dệt len nhân tạo. Nhằm tạo nên hàng vải pha chất lượng, các nhà sản xuất đã kết hợp với một số loại vải khác.

Mềm mịn, có khả năng cách nhiệt tốt, sử dụng chế tạo các sợi len thành cuộn là những điểm tốt của loại vải này. Tuy nhiên nếu sử dụng thời gian dài cộng với bảo quản không tốt thì vải rất dễ bung và xổ lông.

 

Tổng quan đặc điểm của vải sợi nhân tạo 

Ưu điểm chung của vải nhân tạo

  • Ít bị nhàu nát
  • Độ bền cao, co dãn tốt, không bị biến dạng khi giặt máy
  • có khả năng chống nước.

 

Nhược điểm chung của vải nhân tạo

  • Thấm hút kém, gây cảm giác bí bách khi sử dụng trong thời gian dài.
  • Có mùi hoá chất, khi đốt xảy ra hiện tượng chảy nhựa, cứng khi nguội và có mùi hắc.
  • Màu sắc của sợi nhân tạo đa số được nhuộm từ các chất hoá phẩm màu không an toàn với da. Do tính chất khó bám màu nên khó có thể nhuộm bằng các phẩm màu chiết xuất từ thành phần thực vật vốn an toàn dịu nhẹ với da.

>>> Đọc thêm: Vải thun mè là gì? Ứng dụng vải thun mè 

 

Vải sợi nhân tạo và sợi thiên nhiên khác nhau ở điểm gì?

Về chất liệu vải

Sợi nhân tạo: bền chắc, cứng cáp, chống nước , khả năng chịu lực chịu nhiệt tốt. Sợi vải phù hợp sản xuất các loại vật dụng chịu được tác động của thời tiết như lều, dù, áo mưa, may áo gió,…

 

Vải sợi nhân tạo là gì? Đặc điểm của vải sợi nhân tạo

 

Điểm hạn chế của sợi nhân tạo là khả năng thấm hút kém và khá cứng, quần áo, trang phục từ vải sợi này tạo cảm giác bức bí, khó chịu.

Sợi vải tự nhiên: mềm mịn đi kèm khả năng thấm hút cực tốt, đặc biệt có thể thay đổi theo mùa. 

 

Về cảm giác khi sử dụng

Vải cho cảm giác mát vào mùa hè và giữ ấm khi vào đông. 

Được sản xuất từ thiên nhiên, được chứng nhận an toàn đối với da đặc biệt là da nhạy cảm. 

Nhược điểm phải kể đến là chi phí sản xuất đắt đỏ cùng với giá khá cao. Bên cạnh đó vải tự nhiên rất dễ bị co, nhăn nhàu nếu bảo quản không đúng cách. Sợi tự nhiên có độ bám cao nên rất khó loại bỏ các vết bẩn, giặt khó sạch chính là nhược điểm của loại vải này.

 

Ứng dụng của vải sợi nhân tạo trong may mặc

Đáp ứng với xu hướng luôn thay đổi và sự sáng tạo của các nhà sản xuất, nhà thiết kế, vải nhân tạo dẫn đầu về sự đa dạng mẫu mã, chức năng và có đủ loại màu sắc để có thể tuỳ chọn. 

Cần lưu ý về phẩm màu nhuộm vải vì đa số phẩm màu không an toàn và không thân thiện với da người. Đặc biệt là người có da nhạy cảm như vải tự nhiên, tiềm tàng khả năng ung thư da nếu sử dụng và bảo quản không đúng cách.

 

Ứng dụng vải sợi nhân tạo

 

Thân thiện với da người là thế nhưng vải tự nhiên lại không thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng như vải nhân tạo. Do vải chỉ có vài trạng thái nhất định như lụa tằm, bông len, màu sắc cũng không được đa dạng vì chỉ có một số màu nhuộm nhất định từ thiên nhiên. 

Vải sợi tự nhiên ứng dụng để may các loại quần áo giữ nhiệt, thích hợp để sản xuất các vật dụng sinh hoạt gần gũi với con người như chăn mền, ga trải giường, khăn tay, … những vật dụng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người.

 

Phương pháp bảo quản vải sợi nhân tạo

Sợi nhân tạo do tính chất cứng, khó nhăn nhàu và chịu nhiệt tốt nên cách bảo quản rất đơn giản, đó cũng là lý do vải sợi nhân tạo được ưa dùng. Sợi nhân tạo nhanh khô và có thể làm sạch bằng máy, tránh là ủi với nhiệt độ cao.

 

Có thể bạn quan tâm: Vải thun cotton 100% – Tổng quan và cách nhận biết