Một nét độc đáo trong phong tục của người H’Mông là phụ nữ phải tự tay đan khăn, thêu thùa tạo thành chiếc váy cho riêng mình trong các dịp lễ Tết hay đi lấy chồng.
Nếu vào dịp lễ Tết thì thường mỗi người phụ nữ H’Mông phải làm cho mình ít nhất 2 bộ váy để diện vào những ngày này, còn nếu về nhà lấy chồng, họ phải làm ít nhất 3-5 bộ.
Hoa văn của người Mông chủ yếu là hoa văn hình học như: hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình xoáy ốc, tùy theo óc tưởng tượng và độ khéo léo của người thêu.
Màu sắc chủ đạo là màu hồng, xanh, đen, vàng, tím và đỏ. Từng đường kim mũi chỉ, kích thước trên toàn bộ hoa văn trong mảnh vải được tính toán cẩn thận, vì chỉ cần nhầm một mũi là phải gỡ ra làm lại.
Cùng ngắm nhìn những “đóa kỳ hoa” Hmong trong những ngày Tết cao nguyên.
Tất bật chuẩn bị cho những ngày giáp Tết
Không chỉ những thiếu nữ, những bé gái cũng được mẹ chuẩn bị váy áo chơi Tết
Cách phơi quần áo thường gặp của phụ nữ Hmong
Thượng sơn vào những ngày cuối năm, đi đến bất cứ bản làng người H’Mông nào cũng có thể bắt gặp hình ảnh thiếu nữ H’Mông tỉ mẩn đan khăn, thêu váy cho mình để đi chơi xuân.
Dệt vải lanh trước khi may thêu áo váy
Các thiếu nữ Hmong được dạy dệt may từ khi còn nhỏ
Để làm được một bộ trang phục H’Mông đẹp, cần rất nhiều công đoạn, gồm dệt vải, nhuộm, vẽ, thêu, can chắp và may ráp thành phẩm.
Người H’Mông tự dệt vải và may trang phục chủ yếu từ sợi lanh và bông. Tùy nhóm H’Mông mà người ta để vải trắng, nhuộm màu hay vẽ trên đó các họa tiết bằng sáp ong.
Hội chợ may mặc thêm phần sặc sỡ của khung dệt Hmong
Truyền nghề lại cho thế hệ con cháu sau này
Ngoài chức năng giữ ấm và làm đẹp, trang phục H’Mông còn hàm chứa mục đích tâm linh sâu sắc. Với quan niệm ngày Tết hay lễ hội mà mặc đồ cũ sẽ xui xẻo cả năm nên mọi nhà đều cố gắng để có được những bộ quần áo mới. Và phải chuẩn bị trước đó rất lâu.
Vào tháng giêng, khi nam giới vào rừng săn thú thì phụ nữ cũng bắt đầu kỳ may vá truyền thống tới tận tháng chạp – lúc đã có thể thu hoạch lúa và sửa soạn ăn Tết cổ truyền đón mừng năm mới.
Người H’Mông quan niệm chết cũng như sống đều cần ăn mặc đẹp
Họa tiết riêng biệt mang ý nghĩa văn hóa Hmong
Ngoài hình vẽ bằng sáp, để trang phục đẹp hấp dẫn, phụ nữ H’Mông còn thêu thùa, ghép vải và đính đồ bạc, kim sa, hạt cườm… lên áo quần, tạo ra những mảng màu và hoa văn sặc sỡ, uyển chuyển.
Sản phẩm độc đáo của văn hóa Hmong
Váy xòe Hmong – nét đẹp độc lập trong bộ trang phục
Rực rỡ trong những ngày xuân
Đối với người H’Mông, trang phục là cái mặc, cũng là của cải gia truyền
Thời gian thích hợp nhất để thấy muôn tà áo H’Mông khoe sắc là các phiên chợ và lễ hội vùng cao