Vải dược ban – Tinh hoa xanh của nhân loại

Vải dược ban hay còn gọi là vải bông xanh lam – một loại vải làm nên một phần văn hóa thủ công dệt may Trung Quốc. Loại vải này bắt đầu từ thời Tần- Hán, cực thịnh trong thời Đường Tống và ứng dụng rộng rãi trong thời Minh Thanh.

Đây là loại vải được sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất bởi những ưu điểm nổi bật về màu sắc, chất liệu: thoải mái, dễ giặt, khó bị sờn màu, chất lượng tốt, giá thành phải chăng và phù hợp với mọi thời tiết. Các vật dụng làm từ vải dược ban cũng khá được ưa chuộng.

Vải dược ban hay còn gọi là vải bông hoa xanh

Lịch sử hình thành vải dược ban

Khi xưa, tơ lụa gấm vóc thuộc hàng trứ danh đắt đó chuyên dùng để cúng tiến trong cung, phục vụ cho bậc vương tôn quý tộc và cung tần mỹ nữ hậu cung bắt đầu từ thời Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Quốc đến thời nhà Hán thịnh trị.

Tới thời Tống Nguyên, tơ lụa cẩm tú – một loại tơ lụa đứng sau hàng may cẩm y cho hoàng triều bắt đầu được sử dụng trong nhân gian. Tuy nhiên, vì giá trị và tính thẩm mỹ cao, lụa tơ cẩm tú chỉ được sử dụng trong những dịp lễ đặc biệt hoặc lễ vu quy. Vậy loại vải chính trong cuộc sống thường nhật của người dân lục bấy giờ là vải gì?

Cuốn ” Cổ kim đồ thư tập thành” đã ghi chép tỉ mỉ như sau “Vải dược ban  được nhuộm bằng thuốc nhuộm màu xanh tối, sau đó phơi khô và lại được nhuộm màu xanh xám. Sau đó, người ta in họa tiết nhân vật, thơ tứ hoặc hoa điểu. Thời bấy giờ, họ chỉ sử dụng để làm màn che hoặc chăn đắp“.

Ứng dụng của vải dược ban trong rèm, mền

Ngay từ thời phong kiến, màu sắc tươi sáng như vàng đỏ, ánh kim được may mắc trang phục, vật dụng cho vua chúa. Ở bậc thứ dân, con dân quy định phải dùng vải xấu màu nâu của đất hoặc xanh xám – đa phần là tông màu trầm.

Phân loại  tông màu vải dược ban

Màu xanh lam của vải dược bạn được phân chia làm những màu trong chủng loại màu xanh như sau:

  • Xanh ngó sen
  • Xanh nguyệt bích
  • Xanh đen sẫm
  • Xanh hoa thục quỳ
  • Xanh thạch lựu

Nhìn trên bè mặt vải, tông sắc của những chủng màu rất tự nhiên tạo nên một bảng màu đặc trưng trong phục trang cổ kim Trung Quốc.

Từ thời xưa, người ta đã biết dùng màu sắc được chiết từ cây lá hoặc các loại thực vật khác để làm thuốc nhuộm không chỉ vải dược ban thông dụng mà còn trên là tơ lụa.

Con đường tơ lụa Trung Quốc

Chính điều này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trên con đường giao thương quốc tết thời xưa – Con Đường Tơ Lụa.

Kĩ thuật nhuộm vải dược ban

Suốt hàng ngàn năm phong kiến, cấp bậc màu sắc được quy định bất di bất dịch ở các nước phong kiến Á Đông. Ai ai cũng phải thuộc nằm lòng màu vàng tượng trưng cho quyền lực của hoàng đế, màu tím xa hoa quý phái cho bậc vương tôn quý tộc ( thời nhà Tùy và nhà Đường).

Màu đỏ dành cho lễ cưới, lễ tết còn màu xanh lam được sử dụng cho bậc thứ dân không phạm kiêng kị, không phạm quy tắc vương triều.

Để có màu sắc chân thực hơn, không bị bạc màu và giữ lại độ bền cho vải, người ta sử dụng và pha chế khoảng 740 loại sắc thái màu sắc để nhuộm vai trong suốt quá trình hàng ngàn năm.

Tất cả những loại thảo lam đều không khó kiếm, nhưng bí quyết pha chế để tạo màu lại không được truyền bá rộng rãi trong dân gian vì bí mật truyền nghề.

Vải dược ban được nhuộm phổ biến từ cây chàm

Có những loại thảo lam cực kì đắt đỏ như cỏ xuyến để làm nên màu đỏ. Trải qua nhiều công đoạn, chắt lọc pha màu rất khó khăn. Thông thường loại vải này được được sử dụng để nhuộm tơ lụa hoặc vải gấm cho những dịp quan trọng như cưới gả.

Màu đỏ chỉ được dùng trong lễ tết hiếu hỷ

Như vậy, trong tất cả các loại thảo lam, cây chàm được sử dụng phổ biến nhất bởi dễ kiếm, dễ nhân trồng rộng rãi trong nhân gian. Cả một vùng đất rộng lớn bên dòng Dương Tử đã từng được nhân gian trồng chàm lấy thân lá làm thuốc nhuộm cung ứng cho cả một vùng Trung Hoa rộng lớn.

Ứng dụng cây chàm trong nhuộm vải dược ban

Không chỉ tạo nên một màu xanh nguyên bản, nghệ nhân khu vực Giang Tô, Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên đã nghiên cứu và tạo nên một một hệ màu xanh phong phú và đa dạng. Để tìm được những bản in màu đẹp nhất, tốt nhất Trung Hoa, người ta thường làm nghiên cứu ở những khu vực trồng nhiều cây chàm này.

Và để kiểm soát được màu sắc cấp độ xanh đậm – nhạt trên khung màu, người ta sẽ tạo nên 4 màu:

  • Xanh ngọc lục bảo
  • Xanh da trời
  • Trắng ngà
  • Trắng xanh

Ở từng cấp độ, khi kết hợp với những họa tiết tương ứng, vải dược ban sẽ trở nên tinh tế dưới bàn tay nghệ nhân Trung Quốc. Sau khi nhuộm xong, vải dược ban được phơi khô trong bóng mát tránh bay màu trước khi được nhuộm thêm một lớp vải khác nếu cần.

Quá trình nhuộm phơi vải dược ban nghiêm ngặt.

Các bước nhuộm vải chi tiết gồm: lựa chọn vải mộc (vải chưa in hoa), tẩy nhờn, bồi giấy, vẽ hoa văn, trổ hoa, tra dầu, cạo hồ, phơi gió, nhuộm màu, gạt bớt màu, cố định màu, giặt sạch, phơi nắng.

Ước chừng có khoảng hơn 10 bước trong quy trình, yêu cầu đối với nhiệt độ, độ ẩm không khí và thời gian phơi là rất cao. Mỗi bước đều là một quá trình tương tác với tự nhiên.

Vải mới nhuộm có màu xanh lá cây, sau đó chuyển thành màu vàng, cuối cùng chuyển sang màu xanh lam. Sau mỗi một công đoạn, màu xanh cho ra là khác nhau.

Kế thừa và phát triển vải dược ban

Ngày từ ngày xưa, nghề dệt may đã được mặc định là nghề của phụ nữ. Từ Giang Nam đến Giang Bắc, hầu hết mọi gia đình đều có một phụ nữ tham gia nghề dệt, hầu như mọi hộ gia đình đều có thể tự nhuộm vải.

Có ít nhất một phụ nữ trong nhà biết nhuộm may vải dược ban

Trong lịch sử ngày may mặc, nghề nhuộm đã được coi là một ngành nghề có tiếng trên thế giới. Ở thời cổ đại, một vùng rộng lớn ở Trung Hoa đã trở thành một vùng dệt nhuộm nổi danh, đặc biệt là Tường Hương, Chiết Giang cực kì nổi tiếng.

Nhìn lại quá khứ ngành nghề dệt may đã hình thành nên một thời hoàng kim trong sử sách Tống Nguyên, thậm chí nhiều gia tộc hình thành từ kĩ thuật nhuộm danh bất hư truyền.

Thời kỳ hoàng kim của vải dược ban – Tống Nguyên

Theo sử sách, việc nắm giữ bí mật gia truyền làm nên những sắc thái màu sắc nổi bật đều được truyền thừa từ rất lâu, theo kiểu cha truyền con nối, kinh nghiệm từ thực tế ứng dụng thường xuyên trong quá trình nhuộm vải dược ban.

Suốt 1300 năm có tiếng trong lịch sử, những biến động của thời cuộc và sự đổi thay của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nghề dệt thủ công đã dần mai một. Những kĩ thuật nhuộm vải bí thuật đã thất truyền, thay thế vào đó là vải sợi công nghiệp được hình thành từ máy móc.

Thùng nhuộm vải dược ban

Nhuộm in thủ công vì vậy đã giảm dần. Nổi bật nhất là cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản, do Giang Thanh cầm đầu thời kì đen tối kéo dài cả thập niên tại trung quốc, nhiều xưởng may thủ công bị dỡ bỏ, những truyền nhân qua đời, cả một hệ thống may in vải dược ban bị phá vỡ, màu xanh lam buộc chuyển qua màu đỏ rực như máu.

Vào khoảng những năm 1980, các kỹ thuật nhuộm truyền thống có nguy cơ bị mất, các xưởng nhuộm và dệt thủ cộng không thấy ở đâu nữa. Khi thế hệ thợ thủ công cũ đã qua đời, nhiều kỹ thuật và hoa văn tuyệt vời cũng theo đó biến mất. Những viên đá quý đã ngưng tụ trong hàng ngàn năm lịch sử gần như đã mất dấu chỉ trong một vài thập kỷ.

Giữ gìn truyền thống vải dược ban

May mắn là các dân tộc thiểu số như Miêu, Dao, Bạch, Đồng, Bố Y ở biên giới phía tây nam vẫn giữ được các kỹ thuật nhuộm màu chàm cổ xưa; trang phục và nghề nhuộm màu thủ công của họ trở thành độc nhất.

Những người dân tộc thiểu số này sống ở sâu trong rừng núi nơi quanh năm nóng ẩm. Quần áo nhuộm màu chàm có thể là trang phục tốt nhất để chăm sóc sức khỏe và bảo vệ họ khỏi bệnh tật.

Tuy nhiên, sau khi cải cách mở cửa, với sự phát triển mạnh của du lịch, kinh tế hàng hóa đã biến sản phẩm truyền thống thành những bản sao chép rẻ tiền.

Bạch tộc ở Đại Lý, Vân Nam, chế thuốc nhuộm từ các loại thực vật tự nhiên như chàm, rễ bản lam (vị thuộc Bắc dùng để giải nhiệt) và lá ngải được trồng trên núi Thương Sơn.

Loại được sử dụng nhiều nhất là rễ bản lam, màu sắc gần giống với màu xanh phỉ thúy (lông chim trả), trang nghiêm và thanh lịch, càng giặt màu lại càng đẹp, mang theo mùi thơm của thảo dược. Tuy nhiên, chu kỳ sản xuất của loại vải này khá dài, sản lượng thấp và chi phí cao.

Kế thừa và phát huy loại vải hàng ngàn năm

Việc bảo vệ và kế thừa nghệ thuật thủ công truyền thống như nhuộm vải bông xanh lam có ý nghĩa hết sức quan trọng.

May mắn thay, trong thời đại thành công nhanh chóng và lợi ích tức thời này, vẫn còn có một nhóm người dám đi ngược dòng, tìm kiếm các kỹ năng truyền thống của ngày xưa và bỏ ra công sức để bảo vệ chúng.