Sống lại ký ức: Những trò chơi đánh dấu “tuổi thơ dữ dội” của Tết xưa

Xuân đến Tết về là khoảng thời gian sum vầy bên gia đình, gặp gỡ bạn bè và gạt đi những nỗi buồn của năm cũ, đón chào mong ước những điều may mắn khi năm mới.

Đầu năm, khi thời gian rảnh rỗi, công việc an nhàn là lúc mọi người được đi chơi, du xuân và tham gia vào những trò chơi dân gian ngày Tết.

Tuy không còn phổ biến nhưng những trò chơi thời xưa có lẽ vẫn in đậm trong tâm trí của nhiều thế hệ, mong mỏi được tham gia trong những lễ hội du xuân đầu năm ở những gian chợ đầu năm ngày Tết.

Tò he

Công đoạn để có một sản phẩm tò he phải trải qua rất nhiều khâu, từ giai đoạn chọn bột cho đến khi “gây” bột. Gạo để làm bột phải là bột gạo tẻ pha với nếp mùa cho thật dẻo, thật nhuyễn đã được ngâm trong nước mưa 3-4 tiếng trước khi đồ cách thủy.

Sau khi hoàn thành giai đoạn nguyễn bột, các nghệ nhân chế biến từ màu tự nhiên : Màu vàng từ nghệ, hoa hòe. Màu đỏ của gấc, hoa hiên. Màu xanh từ lá dong riềng. Màu đen từ nhọ nồi. Từ đó, những màu trung gian được các nghệ nhân lựa chọn từ màu chính. Sau khi nặn xong, người thợ đặt vào chõ xôi và hấp một lượt 15 phút cho bóng đẹp.

Những sản phẩm tò he không chỉ được làm từ những nguyên liệu đơn giản, an toàn với người chơi, gần gũi trong cuộc sống mà qua mỗi con tò he còn gắn với một câu chuyện, sự tích, còn mang tính truyền thụ, giáo dục các em, hướng đến những giá trị chân – thiện – mỹ của cuộc sống.

Công chúa trong Let it be cũng góp mặt ở Việt Nam

Ném pao

Đối với người H’mong, quả Pao không có tuổi. Nó được xem như minh chứng văn hóa, một linh vật thể hiện tình yêu gắn bó với cuộc sống của họ.

Trong những ngày Tết, lễ hội nhu Gầu Tào, Nào Sồng, Cúng bản phụ nữ mang quả Pao, đàn ông mang khèn để cân xứng. Bởi tiếng khèn biểu tượng của sự rắn rỏi, mạnh mẽ còn quả pao thể hiện sự cần cù, chăm chỉ.

Quả pao được các cô gái H’Mông tự tay khâu rất cẩn thận và tỉ mỉ. Họ khâu nối các miếng vải lanh thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh bởi theo quan niệm của người H’Mông, hạt lanh tượng trưng cho sự sinh sôi và phát triển.

Khi khâu vải phải cuộn thật chặt, sau đó lại lấy miếng vải to khác khâu bọc lại, khâu bọc bên ngoài 2 đến 3 lần, khi nào thấy căng tròn mới được.

 

Phụ nữ tự tay khâu những quả Pao rất cẩn thận. Những miếng vải lanh được khâu nối lại với nhau to cỡ quả cam và nhồi hạt lanh vào bên trong. Người ta cho rằng hạt lanh biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở.

Người đàn ông H’Mông đi tìm vợ thì việc đầu tiên họ xem là khả năng dệt vải, thêu thùa và làm quả pao. Một quả pao tốt thì các đường khâu phải kín, khi cầm quả pao không được cứng hoặc mềm quá. Một người phụ nữ H’Mông giỏi giang, đảm đang thì phải biết làm quả pao tốt.

Cách chơi ném pao: Chia thành 2 đội khoảng cách tầm 5-7m, ai ném pao không rơi xuống đất được gọi là ném giỏi và khéo léo. Một người chơi pao thực thụ là nhắm mắt lại mà pao không rơi. Trong quá trình chơi, họ tự giao ước một bài hát, số lần rơi mà phân biệt thắng thua.

Bắt vịt dưới ao

Khi thời tiết ấm áp thuận lợi, một số miền quê ở bắc trung nam tổ chức chơi trò bắt vịt dưới ao. Sau đó người ta thả hai con vịt to khỏe xuống ao và phân ra hai đội bắt. Tuy không có yêu cầu khắt khe nhưng người chơi buộc phải nhanh khỏe.

Chơi đánh đu

Sau Tết thường là thời điểm ruộng trống, người dân chuẩn bị cột đu bằng tre, to dài, thường là tre đực. Thông thường, người ta phải xây chắc chắn, nơi khô ráo, cần đu nhỏ gọn bảo vệ an toàn cho người chơi.

Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Khi một người lên cần đu có thể nhờ một người khác đẩy cho mình có đà. Sau đó là tự người đu nhún tùy ý.

Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy. Tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai cô gái được phô bày ở đây như dịp tự thể hiện bản thân.

Đấu vật

Kéo co

Đây là trò chơi phổ biến rộng rãi và là trò chơi nâng cao sức khỏe cho những người tham gia. Cách chơi đơn giản, chia phe tùy người, lấy một dấu mốc bằng vạch chính giữa. Chỉ cần kéo đối phương qua phía mình trong vạch điểm cho phép là bên đó thắng.

 

Bắt trạch trong chum

Đây là trò chơi yêu cầu trai gái cùng một cặp và một chiếc chum nhỏ vừa hai người, thả vào một con chạch. Quy định một tay bắt chạch, một tay ôm người kia. Thông thường, rất khó để bắt được chạch vì vốn dĩ trạch rất trơn. Do đó, đây cũng là trò chơi “ghép đôi” khá thú vị.

Dân làng đứng xung quanh reo hò cổ vũ và trêu đùa các đôi, nhắc nhở đôi nào mải bắt trạch mà quên ôm nhau. Tiếng cười nói, tiếng chiêng trống náo động. Khi bắt được trạch, cả hai cùng giơ cao tay lên để mọi người xem đồng thời tiến lên lĩnh thưởng.

 

Đập niêu đất

Trước sân đình rộng, người chơi sẽ dùng một cây gậy, sau đó đập giá niêu được buộc trước mặt. Một vạch xuất phát sẽ cách giá niêu khoảng 5m.

Bắt đầu chơi, trọng tài sẽ cho những người tham gia đứng cách vạch xuất phát theo quy chuẩn, người chơi tự định hình, tự kiểm soát lực đập khi tới nơi. Người đập trúng sẽ được phần thưởng nằm trong niêu.

 

Đa phần người tham gia vì muốn được vui chơi trong ngày tết, ít người chú trọng tới phần thưởng.

Đi cà keo

Đi cà kheo là một trò chơi đòi hỏi người chơi phải lấy được thế cân bằng, có bước đi chính xác, sức khoẻ tốt kết hợp nhịp nhàng cả chân lẫn tay. Để làm chủ được đôi cà kheo đòi hỏi một khoảng thời gian tập luyện, dài hay ngắn trùy theo sự khéo léo của mỗi người.

Các cuộc thi cà kheo tại các vùng quê vào dịp Tết thường tạo được tiếng cười sảng khoái cho người theo dõi bởi sự hấp dẫn, bất ngờ của trò chơi. Sau khi chọn được người thắng cuộc, đội cà kheo cùng các cổ động viên của làng sẽ sang làng khác để thi tiếp.

Ô ăn quan

Ô ăn quan là một trong nhiều trò chơi dân gian được đánh giá là trò nhiều trí tuệ nhất. Những năm 1970-1980, ô ăn quan là trò phổ biến và hầu như đứa trẻ nào cũng một lần từng chơi qua trò này.

 

 

Chẳng cần cầu kỳ chuẩn bị đồ nọ, thứ kia, một viên phấn hay viên gạch cùng những viên sỏi be bé là quá đủ để những bạn nhỏ thỏa sức đấu trí cân não. Bàn chơi ô ăn quan chính là hình chữ nhật được chia đều 2 bên, mỗi bên sẽ chia nhỏ thành 5 ô. Hai phần đầu hình chữ nhật là 2 ô quan được người chơi vẽ thành hình bán nguyệt.

 

Khi chơi ô ăn quan, muốn dành được chiến thắng thì người chơi phải tính toán, nghĩ cách sao cho có thể ăn được càng nhiều quân hơn đối phương càng tốt. Cách thức chơi ô ăn quan rất đơn giản nên trò chơi này vẫn luôn là trò chơi dân gian được yêu thích đặc biệt, gắn liền với tuổi thơ của trẻ em thôn quê.